ĐĂNG KÝ NGAY
1900 9966 62
TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
ĐÀO TẠO & SÁT HẠCH LÁI XE CHIẾN THẮNG

Nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rung tay lái
 

Theo: admin - Cập nhật lúc: 09:12:05 - 12/07/2022

Hiện tượng rung tay lái khá phổ biến ở ô tô cũ mà không ít tài xế đã gặp phải khi xe đang di chuyển ở tốc độ cao hay bất cứ khi nào xe di chuyển về phía trước.

 

 

Nó gây ra cảm giác khó chịu cho người điều khiển, đồng thời cũng là dấu hiệu cảnh báo của sự hỏng hóc ở bộ phận nào đó trên xe.

 

Nếu phát hiện được sớm nguyên nhân của hiện tượng này sẽ giúp các tài xế nhanh chóng có hướng khắc phục, không để hư hỏng nghiêm trọng hơn. Dẫu vây, có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng này và việc chuẩn đoán cần mất khá nhiều thời gian. 

 

 

Do đó, hãy chủ động mang xe đến xưởng sửa chữa để được chăm sóc bảo dưỡng, nếu bỏ qua các vấn đề này có thể gây hao mòn sớm các bộ phận khác của xe. Dưới đây là một số nguyên nhân dễ gây ra hiện tượng rung lắc tay lái cần lưu ý.

 

Lốp và bánh xe

 

Bộ phận này là nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng rung, lắc ô tô. Nếu lốp xe bị sai lệch, hư hỏng hay chất lượng lốp thấp có thể gây ra sự mất cân bằng giữa các bánh xe và có thể cảm nhận được độ rung rõ rệt khi chạy ở tốc độ từ 60 km/h trở lên. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự rung lắc quá mức ở vô lăng và đôi khi là lên toàn bộ chiếc xe. 

 

Ngoài ra, sau một thời gian vận hành, lốp xe xuống hơi hoặc lực căng của các bánh xe không đều nhau hay bề mặt lốp mòn không đều do không được đảo lốp hoặc đảo không đúng cách dẫn đến tiếp xúc với mặt đường kém cũng chính là thủ phạm gây ra hiện tượng rung, lắc.

 

Mặt khác, các vấn đề về trục, mâm bánh xe, hỏng đai ốc, vỡ vòng bi cũng có thể là nguyên nhân cần lưu ý. Một hệ thống treo nhẹ cũng có thể khiến các bánh xe không cân bằng với các đối trọng.

 

Hãy kiểm tra hệ thống treo khi vô lăng rung ở tốc độ cao hoặc khi duy trì ở tốc độ nhất định; sự rung lắc thông thường xảy ra từ các bộ phận bị ăn mòn, các chấn động bị mòn, các kết nối lỏng lẻo hoặc sự mất cân bằng của trục lái.

 

Vấn đề phanh

 

Nếu cảm nhận thấy hiện tượng rung, lắc khi phanh xe, hãy kiểm tra đĩa phanh. Bởi rất có thể đĩa phanh đã bị cong, vênh, mòn không đều khiến bộ kẹp phanh và má phanh không siết chặt đĩa phanh dẫn đến hiện tượng xe lắc khi phanh gấp.

 

Ngoài ra, bề mặt đĩa phanh nếu không được vệ sinh thường xuyên cũng có thể là nguyên nhân gây ra hiện tượng này.

 

Trục trặc khoang động cơ

 

Dấu hiệu dễ nhận biết xe rung hoặc giật mạnh khi tăng tốc có thể liên quan đến một số trục trặc trong khoang động cơ. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ dây bugi hỏng hoặc lỏng lẻo, lọc không khí hoặc lọc bugi bị bẩn khiến xe không đủ không khí, nhiên liệu hoặc tia lửa điện cần thiết để vận hành. 

 

Cách khắc phục sự cố rung, lắc tay lái

 

Vô lăng là bộ phận vô cùng quan trọng, đảm nhận chức năng điều khiển xe trong suốt quá trình di chuyển nên nếu gặp phải vấn đề gì cũng đều có nguy cơ dẫn đến tai nạn. Do đó, để xử lý các nguyên nhân gây ra hiện tượng rung, lắc và đảm bảo an toàn giao thông cho các tài xế. Anh Trung Hiếu - chuyên viên kỹ thuật đại lý ô tô Toyota (cơ sở Long Biên) chỉ ra một số bộ phận cần lưu ý.

 

Rotuyn – Đây là chi tiết quan trọng trong hệ thống dẫn lái. Có thể hiểu đơn giản là khớp cầu, bộ phận tác động và dẫn hướng cho bánh xe. Hãy mang xe đến cơ sở sửa chữa uy tín để kiểm tra xem có cần phải thay Rotuyn không. Cánh quạt bị hỏng sẽ gây ra các vấn đề về lái xe không chuẩn, rung vô lăng hoặc nguy hiểm hơn tài xế có thể bị mất kiểm soát tay lái.

 

Chân cao su – qua thời gian vận hành, các miệng đệm cao su bên trong chân máy sẽ bị mòn, khiến xe di chuyển chòng chành và tác động lên động cơ gây ra những tác động nhỏ lên khung xe. Do đó, chân máy cao su cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng rung, lắc vô lăng khi di chuyển.

 

Cách tốt nhất là nên mang xe đến cơ sở sửa chữa để các chuyên viên kỹ thuật kiểm tra xem liệu chân máy và chân cao su có gặp vấn đề gì không. Bởi ở đấy họ mới có đủ thiết bị để xác định chân máy và các bộ phận liên quan cần được thay thế hoặc sửa chữa.

 

Cân bằng lốp và siết chắt 4 lốp – Bề mặt tiếp xúc của lốp với độ võng của mặt đường xuất phát từ nguyên nhân độ cứng của lốp không chuẩn. Việc này dẫn đến 4 bánh xe không hoạt động cùng nhau trên đường và tạo ra độ lệch làm rung chuyển toàn bộ chiếc xe, đặc biệt là vô lăng.

 

Cách tốt nhất là nên đưa xe đến cơ sở sửa chữa để điều chỉnh độ nén và cân bằng lại hệ thống dẫn động 4 bánh nhằm đảm bảo sự liên tục của bnáh xe với đường được cân bằng.

 

Nguồn Internet

 

bình luận: 0 Lượt xem: 288

Bài viết liên quan

GPLX HẠNG B11 LÀ GÌ? QUY TRÌNH THI LÁI XE HẠNG B11 GỒM CÁC PHẦN THI NÀO?

GPLX HẠNG B11 LÀ GÌ? QUY TRÌNH THI LÁI XE HẠNG B11 GỒM CÁC PHẦN THI NÀO?

Theo luật hiện hành, GPLX hạng B11 (số tự động) cấp cho người không hành nghề lái xe được phép điều khiển...

GPLX ĐÃ XÁC THỰC TRÊN ỨNG DỤNG VNEID ĐƯỢC XEM LÀ GIẤY TỜ HỢP LỆ

GPLX ĐÃ XÁC THỰC TRÊN ỨNG DỤNG VNEID ĐƯỢC XEM LÀ GIẤY TỜ HỢP LỆ

Khi được lực lượng chức năng yêu cầu xuất trình GPLX, người dùng có thể mở ứng dụng VNeID, truy cập vào mục Ví giấy...

Kinh Nghiệm Thi Đường trường B2: Những lưu ý quan trọng cần nắm vững

Kinh Nghiệm Thi Đường trường B2: Những lưu ý quan trọng cần nắm vững

Thi đường trường B2 là phần thi bắt buộc thí sinh phải vượt qua. Đây là phần thi sau khi hoàn...

BỎ TÚI “BÍ QUYẾT” HỌC LÁI XE Ô TÔ HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MỚI

BỎ TÚI “BÍ QUYẾT” HỌC LÁI XE Ô TÔ HIỆU QUẢ CHO NGƯỜI MỚI

Hãy tham khảo và chuẩn bị cho mình một hành trang vững chắc để việc học lái xe trở nên dễ...

Xem thêm

CÔNG TY CP THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG CHIẾN THẮNG 

TRUNG TÂM GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP ĐÀO TẠO VÀ SÁT HẠCH LÁI XE CHIẾN THẮNG

Trụ sở chính: Lô 11D KĐT Nam Cần Thơ, P. Phú Thứ, Q. Cái Răng, TP. Cần Thơ


Điện thoại: 1900 9966 62 - Fax: 0292. 6269555
Email: laixechienthangct@gmail.com
Website: www.laixechienthang.com